Xăm hình - Môn nghệ thuật bị kì thị taị Nhật Bản

Mở ra
    Mục lục

    Khi nhắc tới xứ sở hoa anh đào ngoài môn nghệ thuật thứ 7 "jav" chắc hẳn mỗi người yêu xăm đều biết đến Yakuza như biểu trưng của xăm hình nghệ thuật Nhật Bản.
     

             Xăm mình được xem như biểu tượng đặc trưng của mafia Nhật

    Nổi tiếng là như thế những ít ai biết rằng ẩn sau những hình xăm có một không hai đó là nền văn hóa lâu đời đang dần bị lãng quên....
     
     
    Trong khi xăm mình được xem như loại hình nghệ thuật ở nhiều nền văn hoá phương Tây, thậm chí được trưng bày tại một số bảo tàng và phòng triển lãm lớn nhất thế giới, thì tại Nhật Bản, irezumi (hình xăm) lại bị coi thường và kỳ thị. Nhiều người coi nó là dấu hiện của sự đe dọa hoặc liên quan đến xã hội đen. Trên thực tế, thị trưởng thành phố Osaka, ông Toru Hashimoto còn đang tiến hành đấu tranh để cấm xăm mình tồn tại ở thành phố này từ năm 2012.
     
     
    Xăm mình thường bị xã hội kì thị và xa lánh tại Nhật Bản xưa kia

    Một lịch sử mang tính biểu tượng

    Xăm hình truyền thống của Nhật khác với các loại hình xăm khác vì nó được thực hiện trên toàn bộ cơ thể, dọc cánh tay, đùi, nhưng dừng lại ở cổ tay và mắt cá chân để có thể che phủ hoàn toàn dưới lớp quần áo.
     
     

    Xuất hiện trước thời kỳ Edo (1603-1868), xăm mình được xem như một biện pháp trừng phạt tù nhân. Từ thế kỷ 18, nó dần trở nên phổ biến tại các quận đèn đỏ ở Nhật với những bức hình gợi cảm hứng từ đề tài lịch sử, những câu chuyện truyền thuyết lấy từ sách cổ Biên Niên Sử Nhật Bản có từ năm 720 sau Công Nguyên. Mỗi hình xăm là một câu chuyện ý nghĩa và mang đầy tính tượng trưng.
     
     


    Sự liên hệ với Yakuza (Mafia Nhật)

    “Ở Nhật, phô bày hình xăm trước người đối diện bị coi là hành động đe doạ”, nghệ sĩ xăm mình truyền thống Alex “Horikitsune” Reinke cho biết. “Bạn không thể để lộ hình xăm ở nhà tắm công cộng (onsen), nó sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy bị đe doạ và coi thường. Trong suốt một thời gian dài, chỉ có yakuza mới xăm mình mà thôi”.
     

     
     

    Công việc của một đời người

    Horiyoshi III là nghệ nhân xăm mình nổi tiếng, người đã dành cả cuộc đời để duy trì nền văn hoá bí ẩn của Nhật về rồng, hiệp sĩ đường phố và samurai.
     

     
     

     

     
    “Mọi thứ bạn vẽ đều bắt nguồn từ sách”, Horiyoshi III chia sẻ. “Xăm là một phần của nền văn hoá siêu lịch sử. Ngày nay, văn hoá Nhật dần bị mai một. Người ta đòi hỏi một hình xăm trông nguy hiểm, mát mẻ, thậm chí là vô nghĩa. Còn tôi, giữ cho lịch sử Nhật Bản sống mãi chính là lý do để tôi tiếp tục theo đuổi công việc này”. 
     
     

    Yasuyuki Kawashima, một khách hàng đã đến với Horiyoshi III từ 6 năm nay cho biết: “Các hình xăm cho tôi thêm sức mạnh, đó là điều bí mật của riêng tôi”, bất chấp việc sau đó ông đã phải trải qua một giờ xiết chặt nắm đấm để khỏi ngất đi vì đau đớn.

     

    “Xăm mình không đáng để bị kỳ thị ở Nhật Bản”, Horiyoshi III nói. “Nó chính là một cách để giữ gìn nền văn hoá thực sự, lâu đời, phong phú và đậm tính lịch sử, thứ mà nhiều người đang dần lãng quên”. Ngày nay, chưa đến 100 nghệ nhân xăm mình truyền thống còn sót lại, khiến cho loại hình nghệ thuật đặc sắc này ngày càng phai nhạt theo thời gian.

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    TAG: ý nghĩa hình xăm , lịch sử xăm hình

    Có thể bạn quan tâm

    Bài viết mới nhất