Cách chọn hình xăm phù hợp theo phong thủy

Mở ra
    Mục lục

    Xăm hình không chỉ làm đẹp them cho cơ thể mà còn phản ánh sở thích, cá tính và quan điểm thẩm mỹ của người xăm, giúp bồi dưỡng tâm hồn và làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Xăm hình nếu hợp với Mệnh, Tuổi… có thể thanh lọc trường khí, khiến cho con người luôn được khỏe mạnh, thoải mái, dễ chịu và vui vẻ. Nếu biết chọn những hình xăm phù hợp và tinh tế sẽ tạo nên tác dụng “điểm mắt cho Rồng” như người xưa vẫn thường nói, từ đó mang lại sinh khí, khiến cho người xăm sớm đạt được những mong muốn và nguyện vọng của bản thân.

     
     
    Đồ hình Ngũ hành tương sinh, tương khắc.

    Lựa chọn hình xăm phù hợp theo phong thủy vận mạng

    Mỗi người khác nhau đều có thuộc tính Ngũ hanh riêng, hình xăm khác nhau cũng có thuộc tính Ngũ hành khác nhau. Nếu Ngũ hành của hình xăm có thể bổ trợ cho Ngũ hành của người xăm thì hình xăm ấy sẽ như gấm thêm hoa. Người xăm hình nếu biết chọn những hình xăm phù hợp với năm tuổi của bản thân thì sẽ có tác dụng rước lấy may mắn cát tường.
     


    1- Thuộc tính Ngũ hành của hình xăm phải tương hợp với Ngũ hành hỷ, dụng thần của mỗi người.

    Quy luật tương sinh, tương khắc của Ngũ hành

    Các nhà hiền triết cổ đại đem sinh mệnh vạn vật trong vũ trụ phân thành năm yếu tố cơ bản, năm yếu tố đó gọi là “Ngũ hành” tức Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

    Ngũ hành tương sinh:

    Tương sinh là biểu thị quan hệ giữa hai vật có tác dụng thúc đẩy, xúc tiến, hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau.Quy luật tương sinh của Ngũ hành như sau:

    Mộc sinh Hỏa: Mộc có thể dùng để đốt lửa.

    Hỏa sinh Thổ: Hỏa có thể thiêu đốt vạn vật thành đất.

    Thổ sinh Kim: Kim thuộc là vật chất được tôi luyện từ trong bùn đất.

    Kịm sinh Thủy: Kim thuộc về chất rắn, sau khi được làm nóng chảy sẽ từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, chất lỏng thuộc Thủy.

    Thủy sinh Mộc: Thủy là nguồn sinh trưởng của cây cối.

    Ngũ hành tương khắc:

    Tương khắc là biểu thị quan hệ giữa sự vật có tác dụng cản trở, phương hại, ức ché, phá hoại và làm suy thoái lẫn nhau. Quy luật tương khắc của Ngũ hành như sau:

    Mộc khắc Thổ: Cây cối phá đất mà ra, gốc của cây nằm trong bùn đất, có thể làm đất tơi xốp, vì vậy khắc Thổ.

    Thổ khắc Thủy: Nước đến đất ngăn.

    Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa.

    Hỏa khắc Kim: Lửa làm tan chảy kim loại.

    Kim khắc Mộc: Những công cụ kim loại có thể chặt gãy cây cối.
     
    Phân loại Ngũ hành của hình xăm

    Ngũ Hành Chủ đề hình xăm Màu sắc

    Mộc Mai lan trúc cúc, thư pháp, tùng bách, thỏ, mèo... Xanh, xanh ngọc, xanh lá cây

    Hỏa Ngựa, rắn, mặt trời, mẫu đơn... Đỏ, tím, da cam

    Thổ Dê, chó, trâu, núi đá... Vàng, cà phê

    Kim Phượng hoàng, tiên hạc, đại bàng, gà, khỉ, thiên nga, voi... Trắng

    Thủy Cá, dơi, uyên ương, lợn... Đen, xanh da trời

    Thuộc tính Ngũ hành của hình xăm chủ yếu do hai yếu tố chủ đề và màu sắc của tranh quyết định. Trước tiên phải dựa và nội dung chủ đề hình xăm để phán đoán. Thuộc tính Ngũ hành của chủ đề hình xăm đã trình bày rất chi tiết trong bảng trên, như hình xăm cây tùng bách Ngũ hành thuộc Mộc, hình ngựa Ngũ hành thuộc Hỏa, hình phong cảnh đá núi Ngũ hành thuộc Thổ, hình phượng hoàng Ngũ hành thuộc Kim, hình cá bơi Ngũ hành thuộc Thủy. Tuy nhiên cũng có những hình có hai loại Ngũ hành trở lên, như hình xăm tranh phong cảnh sơn thủy Ngũ hành bao gồm Thủy, Thổ, hoặc Thủy, Mộc…Hình sư tử, hổ Ngũ hành gồm Mộc và Hỏa, hình rồng xanh Ngũ hành gồm Thủy và Thổ. Có những hình xăm nhiều hình tượng nội dung, chúng có thể đại diện cho nhiều thuộc tính Ngũ hành. Nếu nội dung trong hình xăm có nhiều loại Ngũ hành hoặc thuộc tính Ngũ hành không rõ ràng thì có thể không cần suy xét đến thuộc tính Ngũ hành cẩn thận.

    Nếu một hình xăm lấy một hoặc hai màu làm chủ đạo thì phải xem xét màu sắc Ngũ hành của hình xăm. Thông thường màu sắc của hình xăm rất đa dạng nên không nhất thiết phải xem xét Ngũ hành trong màu sắc.

    Mỗi người đều có thuộc tính Ngũ hành, vì thế đối với hình xăm nhân vật cũng không thể suy xét đến thuộc tính Ngũ hành. Khi xác định thuộc tính Ngũ hành của hình xăm nhân vật, ngoài việc xăm xét màu sắc hình xăm còn phải xem xét cảnh vật trong hình. Nếu trong hình xăm ngoài hình tượng nhân vật ra không có cảnh vật hoặc cảnh vật không rõ ràng thì có thể căn cứ vào màu sắc chủ đạo để phán đoán thuộc tính Ngũ hành của hình xăm.

    Lựa chọn hình xăm thích hợp với Ngũ hành hỷ, dụng của mỗi người.

    Mỗi người đều có Ngũ hành hỷ, dụng và Ngũ hành kỵ thần. Nếu chọn được những hình xăm có thuộc tính Ngũ hành là Ngũ hành của Hỷ, Dụng thần thì có thể khiến cho cuộc sống của người xăm thêm tốt đẹp. Nếu Ngũ hành của hình xăm là Kỵ thần của người xăm thì có thể mang lại những ảnh hưởng xấu.

    Ví dụ: Một người đàn ông sinh năm 1964 Ngũ hành hỷ, dụng thần là Hỏa, Thổ. Ngũ hành kỵ thần là Mộc. Vậy người này nên lựa chọn hình xăm có Ngũ hành thuộc Hỏa, Thổ mà không nên lựa chọn hình xăm có Ngũ hành thuộc Mộc.

    2- Xăm hình 12 con giáp phải phù hợp với nắm tuổi của mỗi người

    Những tri thức liên quan đến 12 con giáp

    + Khái niệm về 12 con giáp:

    Sinh tiêu (con giáp) hay còn gọi là thuộc tướng, “sinh” là chỉ “năm sinh”. “tiêu” là tương tự, nghĩa là giống. Con giáp được đại diện bằng 12 loài động vật là chuột, trâu, hổ, mèo, rồng, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, lợn, phối với 12 địa chi để được 12 thuộc tướng “Tý chuột, Sửu trâu, Dần hổ, Mão mèo, Thìn rồng, Tỵ rắn, Ngọ ngựa, Mùi dê, Thân khỉ, Dậu gà, Tuất chó, Hợi lợn”. Người sinh vào năm nào thì thuộc tướng đó, nhưng phải lấy thời điểm Lập xuân làm chuẩn.

    +Thuộc tướng Ngũ hành của 12 con giáp:

    Mỗi một Địa chi đều có thuộc tính Ngũ hành riêng. Đây cũng la thuộc tính Ngũ hành của 12 con giáp.

    Quan hệ của 12 con giáp

    Giữa 12 con giáp tồn tại các mối quan hệ tương hợp, tương hại, tương hình, ý nghĩa của chúng như sau:

    -Tương hợp: Có thể phân thành tam hợp và lục hợp; tam hợp, lục hợp đều có ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp, chỉ mối quan hệ hòa hợp cùng chung sống hòa bình giữa các con giáp.
    -Tương xung: Có nghĩa là xung khắc, đối kháng, chỉ mối quan hệ bất hòa giữa các con giáp.
    -Tương hại: Có nghĩa là không hòa hợp, chỉ quan hệ tranh đấu, loại trừ giữa các con giáp.
    -Tương hình: Có nghĩa là hình luật, hình thương, chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau giữa các con giáp.

    Bảng thuộc tính Ngũ hành 12 con giáp
     

    Bảng lục hợp, tam hợp, xung, hại, hình của 12 con giáp
     

    Lựa chọn hình xăm tương hợp với cầm tinh của mỗi người

    Hiện nay có nhiều người thích xăm hình con giáp mà đại đa số là người cầm tinh con gì thì xăm hình con đó. Đối với những người cầm tinh con rồng, ngựa, gà, lợn (Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi) là không nên vì hình xăm 12 con giáp nên cùng với con giáp của cá nhân cấu thành tương hợp, tránh tạo thành tương xung, tương hình, tương hại. Nếu là quan hệ tương hợp thì xăm hình con giáp sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của người xăm; nếu là quan hệ tương xung, tương hình, tương hại thì có thể mang lại cho người xăm những ảnh hưởng không tốt.

    Từ bảng lục hợp, tam hợp, xung, hại, hình của 12 con giáp có thể thấy, các con giáp: rồng – rồng (Thìn – Thìn) , ngựa – ngựa (Ngọ - Ngọ), gà – gà (Dậu – Dậu), lợn – lợn (Hợi – Hợi) cấu thành tương hình, tức là tự hinh, cho nên những người cầm tinh con rồng, ngựa, gà, lợn (Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi) không nên xăm hình con giáp bản mệnh.

    Vài nét về xăm hình 12 con giáp

    Trên thực tế có một số hình xăm động vật mà thuộc tính của bản thân loài động vật ấy có thể quy vào 12 con giáp, ví như con dơi có đầy đủ thuộc tính của chuột; sư tử có đầy đủ thuộc tính của hổ; phượng hoàng, hạc, chim… đều có thuộc tính của gà. Những loài động vật có đầy đủ thuộc tính của con giáp này đều được liệt vào vật thuộc 12 con giáp.
     
    Nguồn: Sưu tầm - Hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết bạn nhé! Life's Great

    Có thể bạn quan tâm

    Bài viết mới nhất